Hàng triệu học sinh, sinh viên ở nước ta đã phải nghỉ học để ngăn chặn lây nhiễm của dịch Covid -19. Giáo dục trực tuyến đã được hầu hết các trường lựa chọn để tiếp tục vận hành các chương trình đào đạo, đảm bảo lợi ích của sinh viên.
Thực tế trong ứng phó bệnh dịch cho thấy, người Việt Nam chúng ta có khả năng “chống chịu” tốt và thích ứng nhanh với những thay đổi. Thế hệ trẻ lại có nhiều lợi thế trong sử dụng máy tính, ngôn ngữ quốc tế, và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là những lợi thế lớn cho các phương pháp đào tạo mới trên các nền tảng công nghệ.

Đam mê:
Đó là khả năng tự tạo ra và duy trì sự thích thú và là khởi nguồn của sáng tạo. Một học viên đam mê học và mày mò tìm hiểu, sẽ dễ thích nghi khi chuyển sang học trực tuyến. Hơn nữa, việc học trực tuyến có thể trở thành cơ hội để tương tác với các học viên và giảng viên từ những quốc gia khác với sự đa dạng văn hoá – kiến thức, và để phát triển các kỹ năng máy tính và tìm kiếm thông tin.
Tự đánh giá:
Đó là khả năng sinh viên tự xây dựng các kỹ năng và tiếp cận các nguồn lực cần thiết để tự chủ việc học của mình. Trong thời đại công nghệ số, chúng ta không nhất thiết phải đi đến thư viện mới mượn được tài liệu để đọc, không nhất thiết phải đến trường mới là đi học. Nhiều thứ chúng ta có thể tìm ra nếu chúng ta có kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng. Mạng xã hội cũng là nơi chúng ta tiếp cận nguồn lực phong phú. Quan trọng là chúng ta cần có khả năng tự nhìn nhận, đánh giá các nguồn cơ hội. Trong việc học trực tuyến cũng vậy, mọi thứ có thể ảo, nhưng biết tự đánh giá mình là ai, mục đích sống của mình là gì thì bạn sẽ biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào.
Tự chủ:
Đó là khả năng sinh viên có thể sử dụng nhiều chiến lược học khác nhau để bớt phụ thuộc vào giáo viên hay tài liệu giảng dạy. Truyền thống ‘tôn sư trọng đạo’ là tốt, nhưng không phải người thầy là người biết tất cả. Sinh viên cần nhận thức được rằng mình là trung tâm của việc học chứ không còn là giáo viên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chiến lược tự học là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học trực tuyến. Hơn nữa, chủ động trong việc học là bước khởi đầu của một cuộc sống có ý nghĩa.
Tương tác với các sinh viên khác:
Đó là khả năng duy trì các mối quan hệ với người học khác để có thể kiếm tìm sự giúp đỡ, hoặc giúp đỡ người khác khi cần. Trong sự phát triển của con người từ khi bé cho đến tuổi trưởng thành được chia làm ba giai đoạn: (1) khi còn bé phải phụ thuộc vào cha mẹ nuôi nấng; (2) tự lập bắt đầu từ khi bắt đầu có ý thức như tự mặc quần áo, tự đến trường cho đến tự kiếm sống; và (3) phụ thuộc lẫn nhau khi chúng ta đã tự lập và bắt đầu biết hợp tác với người khác để làm được những thứ lớn hơn, thách thức hơn. Do đó với sinh viên đại học thì tương tác với các sinh viên khác hiệu quả là khởi đầu của sự phụ thuộc lẫn nhau ngoài xã hội để trưởng thành nhanh hơn. Sự tương tác tích cực với các sinh viên khác cũng được chứng minh là giúp việc học trực tuyến mang lại kết quả cao hơn.
Thích ứng cao:
Đó là kỹ năng và động lực thay đổi để thích hợp với môi trường mới, hoàn cảnh mới, cách thức mới. Đại dịch Covid-19 là một phép thử về sự thích ứng của con người với những hoàn cảnh, điều kiện chưa từng chứng kiến. Với sinh viên Việt Nam học trực tuyến cũng vậy. Nó là phép thử thế hệ trẻ bước vào kỷ nguyên số hóa như thế nào. Để thích ứng nhanh và tốt nhất thì cần mở rộng mô hình trí tuệ (mental models), mở rộng cách nhìn nhận sự việc, thế giới với tâm thế mở hơn. Nếu là bắt buộc phải học (cũng như phải làm) thì cách thích ứng hiệu quả nhất là yêu thích nó – bước chuyển biến trong tâm lý. Khi yêu thích thì việc học (hay làm) sẽ trở nên dễ dàng hơn về mặt tâm lý làm động lực nội tại. Thuyết tiến hóa của Darwin đã chỉ ra: không phải những sinh vật khỏe nhất, hay thông minh nhất tồn tại, mà là những sinh vật thích ứng tốt nhất. Thích ứng với môi trường công nghệ số hứa hẹn là một chìa khóa sinh tồn của kỷ nguyên này.
Lời kết
Thông tin về tác giả:

GS.TS. Nguyễn Đức Khương – Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu, IPAG Business School (Paris) & Giáo sư thỉnh giảng, Khoa quốc tế, ĐHQG Hà Nội & Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).

PGS.TS. Bùi Thị Minh Hồng – Đại học Bath, Vương quốc Anh; Giám đốc mạng lưới giáo dục Edunet, Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).